UPS có thể có một số tính năng phụ như sau để giúp người sử dụng có thể an toàn hơn hoặc quản lý điện năng tốt hơn với máy tính. Chống sét cho đường dây điện thoại hoặc đường Internet.
Bạn có thể nhìn thấy hình minh hoạ đầu tiên của một chiếc UPS có tính năng này. Ở đây bạn nhìn thấy có hai cổng vào/ra để bảo vệ chống sét gây hư hại đến máy tính của bạn: Việc sử dụng đơn giản nhất là thay vì cắm đầu kết nối vào máy tính của bạn (từ ổ cắm trên tường trong các doanh nghiệp hoặc từ modem của bạn đến) thì bạn cắm vào UPS và đầu ra theo cổng phù hợp của UPSnày bạn nối vào máy tính.
Tương tác với máy tính thông qua kết nối Đây là một tính năng cao cấp của các loại UPS cao cấp, không phải mọi loại UPS đều có tính năng này. Tính năng này cho phép sự tương tác giữa UPS với máy tính của bạn – mà trực tiếp là với hệ điều hành bạn đang sử dụng.
Bạn biết rằng mỗi một UPS chỉ có thể cung cấp năng lượng trong một thời gian nhất định mà thôi, do đó sẽ có lúc mà UPS này sẽ hoàn toàn không thể cung cấp điện năng được nữa. Tất nhiên, cho dù chúng cung cấp khoảng thêm 5 phút, cho đến khoảng 20 phút nữa thì ắc quy của nó cũng sẽ hết điện.
Như vậy thì nếu bạn không để ý, khi UPS hết điện sẽ làm cho máy tính của bạn bị ngắt điện và có khả năng là bạn bị mất dữ liệu thành quả của bạn khi làm việc. Có thể rằng điều này sẽ không xảy ra khi mà bạn đang ngồi cạnh máy tính và UPS sẽ báo động bằng còi khi trạng thái lưới điện bị mất để bạn có thể ghi lại thành quả và tắt máy tính an toàn.
Nhưng đúng là có những lúc bạn không có ở đó thì máy tính sẽ không tự động được shutdown an toàn. Nếu như UPS được nói chuyện với máy tính thì lại khác: Hệ điều hành biết trước rằng UPS sắp sửa ngừng cung cấp điện cho nó và lúc này hệ điều hành sẽ tự ra lệnh shutdown máy tính một cách an toàn sau khi tự động ghi lại toàn bộ thành quả đang làm việc.
3/ Kết nối UPS với máy tính
Bạn biết rằng: Nguồn điện lưới thì không thể phát tín hiệu được cho máy tính biết được rằng nó sắp bị sự cố, và tương tự như vậy thì UPS cũng thế, bởi vì chúng không khác gì nguồn điện lưới: Cũng ba chân cắm vào nguồn máy tính.
Vậy thì UPS phải có một cách khác để có thể giao tiếp với máy tính? Bạn có nhìn thấy hình ảnh rất nhiều ý nghĩa ở phía trên về mặt sau của một chiếc UPS hay không , ở đó bạn sẽ thấy một cổng giao tiếp mà người sử dụng gọi là cổng COM để có thể nối với máy tính.
Hiện nay thì các cổng chập như vậy đã dần biết mất khỏi cấu trúc máy tính cá nhân, chúng được thay thế bằng các cổng USB. Qua cổng giao tiếp với máy tính (COM, USB…) tất nhiên là máy tính chẳng thể hiểu được rằng UPS định làm gì cả, lại phải có các phần mềm, các trình điều khiển đi kèm (nếu cần) để hệ điều hành có thể biết được UPS có đã đến thời gian sắp cắt điện để có thể thực hiện các công việc của nó.
4/ Phần mềm kết nối
Các phần mềm này sẽ có các hướng dẫn đi kèm, nếu bạn có nó, bạn sẽ tự cài đặt, thiết lập một cách rất nhanh thôi.
Thông báo trạng thái: Không phải loại UPS nào cũng có các hình thức thông báo trạng thái làm việc của chúng, tuy nhiên những loại UPS có chất lượng cao thì thường có tối thiểu là các đèn LED để thông báo trạng thái làm việc, trạng thái tích điện của ắc quy…
Cá biệt, có các loại UPS có một màn hình tinh thể lỏng nhỏ để hiển thị các thông số làm việc của chúng.